Ảnh hưởng Lục_nghệ

Lục nghệ đã ra đời trước Khổng Tử, nhưng đã trở thành một phần của triết học Khổng giáo. Nó đã được luyện tập bởi 72 đệ tử Khổng Tử.[3]

Học giả Từ Cán (170-217) đã bàn về lục nghệ trong cuốn sách Diễn văn cân bằng (Balanced Discourses). Tư tưởng yêu cầu học sinh thành thạo sáu nghệ thuật trong Lục nghệ tương đồng với khái niệm phương Tây thời Phục hưng về người đàn ông hoàn hảo. Học giả Nho giáo cần học nhiều hơn về Lục nghệ hơn là đọc sách. Thực tế có một số học giả cổ điển có quan tâm đến toán học, thiên văn học và khoa học Trung Quốc (ví dụ như Lưu Huy, Tổ Xung Chi, Thẩm Hoạt, Khiêm Quang, Chu Thế Kiệt). Truyền thống này đã biến mất sau triều nhà Nguyên (1271-1368), khi Nho giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của cuốn sách Luận ngữ về các lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật khác.

Tại Quốc tử giám, pháp luật, toán học, thư pháp, cưỡi ngựa và bắn cung đã được nhấn mạnh bởi Hoàng đế Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) cùng với các tác phẩm cổ điển Nho giáo và cũng được yêu cầu trong các kỳ thi hoàng gia...[4][5][6][7][8][9] Năm 1162, Hoàng đế Tống Hiệu Tông yêu cầu đối với các quan chức phi quân sự tại Trường Cao đẳng Chiến tranh phải biết bắn cung và cưỡi ngựa đã được. Năm 1370, Chu Thái Tổ thêm bắn cung và môn đua ngựa vào kỳ thi hoàng gia..[10] Khu vực xung quanh Ngọ Môn của Nam Kinh được các lính canh và tướng của Minh Thái Tổ sử dụng để bắn cung.[11]

Cho đến triều đại nhà Thanh, các chuyên gia Trung Quốc đã không thể quản lý chính xác âm lịch, và âm lịch khác xa với nguyên lý tự nhiên. Đây là một sự xấu hổ lớn đối với triều đình Trung Quốc vì sự tuân thủ lịch âm lịch của các quốc gia chư hầu là sự thừa nhận chủ quyền của triều đình Trung Quốc đối với họ. Đó là một hậu quả tất yếu vì sau một khoảng thời gian dài, các học giả không quan tâm đến Lục nghệ, trong đó có Toán học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lục_nghệ http://en.dpm.org.cn/EXPLORE/ming-qing/ http://www.atarn.org/training/chinese_archery_bckg... http://www.san.beck.org/3-7-MingEmpire.html https://books.google.com/books?id=RqVIRz_8U9EC&pg=... https://books.google.com/books?id=TCIjZ7l6TX8C&pg=... https://books.google.com/books?id=UJPGBgAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=ppDzCJpuKRoC&pg=... https://books.google.com/books?id=tyhT9SZRLS8C&pg=... https://books.google.com/books?id=wY3sAQAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=y2DiBQAAQBAJ&pg=...